Kỹ sư xây dựng là gì và làm những việc gì?
Nhiều bạn có ý định theo con đường kỹ sự xây dựng thường băn khoăn không biết kỹ sư xây dựng là gì và làm những việc gì? Hôm nay, chúng ta sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này một cách nhanh chóng.
Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng được biết đến là người chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, chỉ đạo và giám sát các dự án công trình xây dựng được thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Các dự án công trình này có thể kể đến như nhà ở, đường xá, cầu cống, bến bãi, bệnh viện, siêu thị, trường học,…. tất cả đều đảm bảo cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nhu cầu con người, triển vọng đất nước.
Các dự án bao gồm cả công trình công cộng và công trình tư nhân. Kỹ sư xây dựng thường sẽ gắn liền với công trình, thường xuyên đi lại nhiều, làm việc trong môi trường năng động, phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển tích cực của xã hội.
Hiểu một cách nôm na, nếu như kiến trúc sư là người tạo ra được các bản vẽ công trình thì kỹ sư xây dựng sẽ là người thực hiện hóa các bản vẽ đó trở thành hiện thực. Không có gì quá thắc mắc khi hôm nay bạn thấy nơi này là một bãi đất trống, đồi trọc mà ngày mai lại xuất hiện ở đó một tòa nhà hiện đại, khu đô thị sầm uất. Tất cả đều được diễn ra trong một quá trình, tham gia vào quá trình đó có sự lao động khổ cực của các công nhân và một phần không thể thiếu của kỹ sư xây dựng.
Muốn làm được nghề kỹ sư xây dựng, đòi hỏi bạn phải tốt nghiệp ngành xây dựng tại một số trường chuyên về đào tạo xây dựng trên cả nước. Thời gian học có thể kéo dài từu 4 – 5 năm. Ở một số quốc gia, kỹ sư xây dựng cần phải có thời gian thực tập khá dài, có chứng chỉ hành nghề thì mới được giao cho một số công việc thuộc lĩnh vực xây dựng và từ đó học hỏi kinh nghiệm đi lên dần dần.
- Kỹ sư xây dựng có thể được phân thành nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
- kỹ sư xây dựng công trình quân sự
- Kỹ sư cầu đường
- Kỹ sư xây dựng sân bay
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi (Bao gồm: kỹ sư cảng – đường thủy, kỹ sư công trình thủy lợi – thủy điện)
- Kỹ sư xây dựng công trình biển (Gồm: kỹ sư công trình biển & dầu khí)
- Kỹ sư xây dựng đô thị
- Kỹ sư tin học xây dựng
- Kỹ sư cơ khí xây dựng (Bao gồm: máy xây dựng, kỹ sư vật liệu xây dựng,…)
Kỹ sư xây dựng có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau, có thể là ở công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
Theo đó, kỹ sư làm việc ngoài công trường thường là kỹ sư thi công hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ, tính toán khối lượng phải làm, hướng dẫn công nhân thực hiện, giám sát công trình,…Kỹ sư làm việc công xưởng thường sẽ là kỹ sư giám sát nội bộ, chuyên viên phát triển sản phẩm, kỹ sư xây dựng quản lý chất lượng,… Còn công việc trong văn phòng thì đa dạng nhẹ nhàng hơn như chuyên viên thiết kế, quản lý kế hoạch, dự án, chất lượng các đơn vị thi công, chuyên viên tư vấn, trắc đạc, khảo sát địa chỉ, thẩm định công trình, chuyên viên lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ mời thầu,…
Kỹ sư xây dựng làm những công việc gì?
Như đã giải thích ở bên trên, tùy theo từng vị trí công việc mà kỹ sư xây dựng sẽ được làm những công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Thông thường, kỹ sư xây dựng sẽ làm những công việc sau:
- Thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, giám sát các dự án xây dựng một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
- Tiến hành phân tích dữ liệu ( bao gồm bản đồ, báo cáo, kiểm tra, bản vẽ…), khảo sát công trình thi công như thế nào.
- Giám sát và hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng, chính xác và kịp thời công việc của mình
- Tiến hành liên hệ với các bên liên quan để đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình diễn ra hiệu quả.
- Đảm bảo tiến độ các hạng mục công trình diễn ra theo đúng kế hoạch và lập báo cáo về tình hình dự án.
- Tham gia chính vào việc quản lý ngân sách, mua các loại trang thiết bị/ nguyên vật liệu phục vụ công trình.
- Tham gia thực hiện nghiên cứu nghiệp vụ, tính khả thi, vẽ bản thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau.
- Tư vấn, giải quyết các vấn đề hoặc thiếu sót phát sinh, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí phát sinh,
- Tuân thủ một cách nghiêm túc theo giấy phép, tiêu chuẩn an toàn,cung cấp tài liệu kỹ thuật cũng như giấy tờ khác theo yêu cầu.
Công việc của một kỹ sư xây dựng muôn hình muôn vẻ, đòi hỏi bạn phải có tính nhanh nhạy, sáng tạo, cầu tiến và đam mê trong công việc.Có như vậy, bạn mới có thể thành công trong công việc của mình được.
Với những chia sẻ về các nội dung liên quan đến kỹ sư xây dựng là gì và làm những việc gì trên đây, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn đọc bổ sung thêm vốn kiến thức mình đang thiếu hụt. Chúc bạn hạnh phúc, thành công trong công việc và cuộc sống.
Xem thêm:Những điều cần biết về vật liệu xây dựng mới
Bình An