Kỹ thuật xây dựng bách khoa đào tạo những gì?

Kỹ thuật xây dựng bách khoa đào tạo những gì?

Kỹ thuật xây dựng bách khoa đào tạo những gì là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trường Đại học Bách Khoa TPHCM là một trong những đơn vị đào tạo uy tín tại tphcm hiện nay bạn có thể học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng.

Những điều cần biết về vật liệu xây dựng mới

Ngành xây dựng tiếng anh là gì?

Mô tả CTĐT Ngành Kỹ thuật Xây dựng

Cấu trúc chương trình đào tạo
PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng
1.Tên chương trình (Programme title)
Kỹ thuật Xây dựng
2.Tên khoa (Faculty)

Khoa Kỹ thuật Xây Dựng
3.Trường/ đơn vị cấp bằng (Awarding body/ Institution)
Trường Đại học Bách khoa

4.Cơ sở tổ chức giảng dạy (Teaching Institution)
a) Cơ sở 1: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
b) Cơ sở 2: Khu Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, thuộc quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

5.Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình (Accrediting Organization):
Đã thực hiện kiểm định &đạt chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA giai đoạn năm 2015 đến 2019.

6.Tên gọi của văn bằng (Name of the final award)
Kỹ sư Kỹ thuật Công trình Xây dựng

7.Chuyên ngành (Major)
Kỹ thuật Công trình Xây dựng
8.Tiêu chí tuyển sinh/ các yêu cầu đầu vào (Admission criteria or requirements to the programme)
Theo kế hoạch chung của Trường

9.Kế hoạch học tập (Study scheme)
15 tuần/ 1 học kỳ

10.Thời gian đào tạo (Expected training time)
4 năm

11.Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt (Student advice and support)
– Giáo viên chủ nhiệm
– Kết nối thành viên ngành và doanh nghiệp thông qua hoạt động IE-Connect
– Tổ chức các sự kiện ngành hàng năm: kỷ niệm ngày thành lập ngành, đón tiếp sinh viên, Tiễn tân kỹ sư, Tư vấn tuyển sinh ngành, Câu lạc bộ English, Sinh hoạt ngoại khóa.

PHẦN B: Mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá. (SECTION B: PROGRAMME AIMS, OUTCOMES, TEACHING, LEARNING AND ASSESSMENT METHODS)
12.Mục tiêu của chương trình (Progrmame objectives): Liệt kê các mục tiêu
Chương trình nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ:

1.Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

2.Có các kiến thức kỹ thuật cơ sở ngành và chuyên ngành giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và thi công trong các công trình xây dựng, có tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, có khả năng tự học và tự nghiên cứu.

3. Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa.

4. Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

13.Chuẩn đầu ra của chương trình (Programme learning outcomes): Liệt kê các chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
• Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật cơ sở
• Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, cũng như khả năng hiểu và phân tích số liệu trong các chuyên ngành xây dựng như kết cấu, vật liệu, địa chất, trắc địa, tài nguyên nước.
• Khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, hay một quy trình đáp ứng được các nhu cầu trong trong điều kiện có các ràng buộc về mặt thực tiễn như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, khả năng sản xuất và tính bền vững.
• Khả năng làm việc trong các nhóm liên ngành.
• Khả năng nhận diện, xác lập, và giải quyết các vấn đề của kỹ thuật xây dựng.
• Nhận thức rõ về trách nhiệm, đạo đức chuyên môn nghề nghiệp xây dựng.
• Khả năng giao tiếp hiệu quả.Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.
• Nền tảng giáo dục đủ rộng để hiểu về sự tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
• Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng tham gia quá trình học tập- suốt đời.
• Kiến thức về các vấn đề đương đại, hiểu biết chủ trương chính sách, các vấn đề kinh tế và pháp luật của đất nước.
• Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật xây dựng.

14.Triển vọng nghề nghiệp (Career prospect): cơ hội việc làm/ các đơn vị (công ty) tuyển dụng
Với các kiến thức và kỹ năng được cung cấp, các sinh viên khi ra trường có thể có vị trí và cơ hội làm việc, học tập nâng cao như:
• Cán bộ kỹ thuật trong các Cơ quan nhà nước chuyên ngành.
• Kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân (trong nước và nước ngoài) chuyên ngành.
• Kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án trong các dự án xây dựng.
• Tiếp tục học nâng trong các bậc học sau (Cao Học, Nghiên cứu sinh…).
• Cán bộ giảng dạy trong các trường Đại Học – Cao Đẳng trong toàn quốc.
• Có thể làm việc hoặc theo học các cấp cao hơn ngay sau tốt nghiệp ở các nước khác
• trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan… nhờ ngành đã được kiểm định bởi AUN-QA.

15. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá (Teaching, learning and assessment methods): Liệt kê các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá tương ứng theo nhóm Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
• Chương trình đào tạo xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến CDIO.
• Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo
• Môi trường học tập vô cùng thân thiện và thoải mái
• Đẩy mạnh liên kết trên 120 doanh nghiệp
• Liên kết với nhiều trường quốc tế của Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Anh, Bỉ,…

Đây là tiền đề phát triển các phương pháp học tập, giảng dạy chuyên ngành xây dựng tích cực theo hướng gắn kết với thực tế, hiện đại với triết lý lấy sinh viên làm trọng tâm.
NGUỒN: PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Ngành xây dựng là ngành gì

Xây dựng là gì