Ngành xây dựng là ngành gì?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã quá quen thuộc với từ xây dựng rồi đúng không? Chúng tôi cũng đã từng đăng tải nhiều những bài viết xây dựng là gì để quý khách tham khảo. Tuy nhiên, để lý giải được cụ thể xây dựng là ngành gì, có những đặc thù riêng biệt nào, vai trò trong xã hội như thế nào thì không phải ai cũng có thể trả lời được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất nhé!
Xem thêm>>
Xây dựng là ngành gì?
Ngành xây dựng được biết đến là một quy trình thiết kế và thi công nên các hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng khác nhau. Khác với các hoạt động sản xuất sản phẩm, ngành xây dựng mang đến những sản phẩm tại những địa điểm nhất định, cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Ngành xây dựng với hoạt động được thực hiện theo một kế hoạch nhất định, từ lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán cho đến thi công và hoàn tất dự án, sẵn sàng đi vào hoạt động.
Ngành xây dựng hoạt động bởi sự gắn kết của nhiều nhân tố khác nhau, hoàn toàn không có sự riêng lẻ. Từ nhà quản lý dự án, nhà thầu, kỹ sư tư vấn, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát, thợ thi công,… Một dự án trong ngành xây dựng cần được thực hiện bởi một bản kế hoạch chi tiết và mang lại hiệu quả trước, trong và sau khi thi công.
Tùy thuộc vào từng mục đích,đối tượng khách hàng mà khi phân tích ngành xây dựng là gì, chúng ta có thể phân chia xây dựng thành các nhóm cơ bản sau:
• Xây dựng nhà các loại: Đây là một trong những nhóm rất phổ biến hiện nay mà hầu như ai cũng có thể nhận ra hằng ngày, hằng giờ, hằng giây. Xây dựng nhà các loại bao gồm các loại như nhà ở độc lập, nhà ở chung cư, nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, văn phòng, kho bãi, công xưởng,….
• Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng: Các công trình kỹ thuật dân dụng hiện nay được xem là yếu tố quan trọng thể hiện sự phát triển của một đất nước. Bao gồm nhiều hoạt động thi công đường giao thông như đường nhựa, đường sắt, đường cao tốc,… Bên cạnh đó, còn có các hoạt động công trình công ích như ạng viễn thông, đường ống, nhà máy năng lượng, hệ thống ống dẫn nước, mương máng, hệ thống thủy lợi, trạm bơm,…
• Xây dựng chuyên dụng: Hoạt động xây dựng chuyên dụng đáp ứng mục đích sử dụng riêng biệt, có thể kể đến như các hoạt động thi công, lắp đặt lưới điện, ốp lát, trang trí, đóng cọc, san nền,…
Đặc thù hoạt động của ngành xây dựng
Bên cạnh Xây dựng là ngành gì thì hẵn nhiều người trong chúng ta cũng không biết ngành xây dựng có những đặc thù riêng biệt nào đúng không? Bất cứ ngành nghề nào cũng có những đặc thù riêng của mình, và tất nhiên ngành xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật đó!
Như đã nói ở trên, mặc dù ngành xây dựng là một ngành hoạt động riêng lẽ, tuy nhiên thực tế ngành xây dựng lại đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Có thể kể đến như đơn vị quản lý dự án, nhà thầu thi công, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư công trình, kiến trúc sư, kỹ thuật viên tư vấn,… Đây được xem là những yếu tố có tính quyết định đến tất cả các hạng mục công trình cần thi công.
Nghĩa là đây chính là những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một hạng mục công tình. Để đảm bảo sự thành công, hiệu quả,… bên cạnh các yếu tố bổ trợ cho nhau, đòi hỏi phải có được một kế hoạch chi tiết và hiệu quả.
Chuỗi giá trị của ngành xây dựng được cấu thành bởi 3 yếu tố chính, có thể kể đến như:
• Yếu tố đầu vào: Vật liệu xây dựng (thép, xi măng, gạch, đá….), thiết bị hỗ trợ xây dựng (máy trộn xi măng, máy cắt, máy khoang, máy đầm, bàn chà, bay, thước, dây nước,…)
• Quy trình tiến hành xây dựng: Bao gồm nhiếu công đoạn khác nhau, đòi hởi có sự gắn kết với nhau như xin giấy phép xây dựng, thiết kế, đấu thầu, làm móng, xây thô, và hoàn thiện.
• Thị trường trong ngành xây dựng: Hiện nay thị trường được chia thành 3 loại chính, đó là dân dụng, công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.
Ngành xây dựng đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của xã hội Việt Nam. Có thể nói, nó chính là nhân tố quyết định đến quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế. Có thể kể đến những vai trò quan trọng của ngành xây dựng đối với xã hội như:
• Giúp bảo đảm, nâng cao năng lực sản xuất, phục vụ cho các ngành khác trong nền kinh tế chung của đất nước.
• Góp phần tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả đến các hoạt động xã hội, quốc phòng, dân sinh.
• Mang đến lợi nhuận kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập.
• Hỗ trợ cân đối, hợp lý sức sản xuất trong các ngành, khu vực, vùng kinh tế của đất nước.
Trên đây là một số chia sẻ về Xây dựng là ngành gì và một số vấn đề liên quan bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng với những giải đáp trên đây có thể giúp ích được cho bạn trong việc bổ sung kiến thức của mình! Trân trọng!