Các kỹ thuật thi công móng chuẩn trong xây dựng

Các kỹ thuật thi công móng chuẩn trong xây dựng

Thảo Lương Home Móng nhà có vai trò rất lớn quyết định đến cấu trúc và sự bền vững của công trình về sau và cả sự an toàn của người sử dụng công trình đó, nhưng khi nói về kỹ thuật thi công móng thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến Quý khách quy trình làm móng nhà và cách thi công 4 loại móng nhà.

Quy trình làm kỷ thuật thi công móng nhà chuẩn

Để đảm bảo được các yêu cầu về mặt kỹ thuật, giúp móng có kết cấu chắc chắn, vững chãi thường sẽ có 3 bước cơ bản cho một kỹ thuật thi công móng nhà chuẩn:

Quy trình làm móng nhà chuẩn
kỹ thuật thi công móng 

Bước 1: Khảo sát địa chất

Muốn biết móng nhà bạn phù hợp với phương pháp làm nào thì bạn phải khảo sát qua nền đất, địa thế nơi bạn xây dựng công trình. Qua những phân tích kỹ càng bạn sẽ chọn được phương pháp thi công phù hợp, có thể khảo sát bằng mắt hoặc tham khảo những công trình xung quanh. Gia chủ có điều kiện hơn thì khoan lỗ, đào giếng, đóng mũi xuyên để thăm dò bên dưới…

Bước 2: Thiết kế móng

Để thiết kế hệ móng nhà đảm bảo kĩ thuật, các kỹ sư kết cấu của Thảo Lương Home căn cứ vào địa chất và quy mô công trình để tính toán và lựa chọn loại móng nhà phù hợp về khả năng chịu lực và tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Thi công móng

Công tác thi công đúng hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật là bước quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng công trình, do đó gia chủ phải lựa chọn được nhà thầu uy tín để thực hiện công việc thi công ngôi nhà.

Bốn loại móng nhà thường gặp

Hình ảnh 4 loại móng nhà
kỹ thuật thi công móng 

Móng đơn: móng đơn là loại móng đỡ được một hoặc một cụm cột đứng cùng nhau có công dụng chịu lực. Nó thường nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc tròn. Phù hợp khi sử dụng để cải tạo nhà nhỏ và cũng là giải pháp phù hợp nhất với chi phí thi công thấp nhất trong các loại móng.

Móng băng: móng băng thường là dạng dải dài, có thể đứng độc lập hoặc cắt nhau. Móng băng có ưu điểm là khả năng chịu lực lớn hơn móng đơn. Móng băng thường sẽ được áp dụng các công trình tầm trung nghĩa là từ 3 tầng trở lên từ nhà ở đến biệt thự, biệt thự nhà vườn…

Móng bè: là loại móng trải rộng toàn bộ diện tích công trình nhằm giảm áp lực lên nền đất. Được dùng nhiều ở nơi có nền đất yếu. Móng bè được xem là loại móng an toàn nhất và được áp dụng vào nhiều công trình mang lại hiệu quả cao trong việc phân bổ trọng lượng, tránh được các tình trạng sụt lún.

Móng cọc: là loại thiết kế gồm có cọc và đài cọc, giúp truyền trọng tải của công trình xuống sâu hơn dưới đất. Thay vì sử dụng cọc tre, cọc tràm như ngày xưa, thì hiện nay cọc bê tông cốt thép đã được ứng dụng phổ biến hơn. Có thể chịu tải trọng lớn hơn và tuổi thọ cũng dài hơn.

Cách thi công 4 loại móng nhà

Quy trình làm móng đơn

Quy trình làm móng đơn
kỹ thuật thi công móng 

Bước 1 (đào hố móng): hố móng đào đảm bảo độ nông, sâu, diện tích hố móng đủ rộng để khi đổ bê tông móng đảm bảo yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình. Dọn sạch phần hố móng vừa đào, giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo, không ngập nước. Hút nước nếu xuất hiện nước dưới hố móng, đầm nén và gia cố đất nền.

Bước 2 (đổ bê tông lót móng): mục đích Làm bằng phẳng bề mặt hố móng, hạn chế mất nước của lớp bê tông phía trên. Hạn chế biến dạng của đất đai do tác động từ bên ngoài và chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ lớp bê tông móng.

Bước 3 (lắp đặt cốt thép móng và thép chờ cột).

Bước 4 (ghép cốt pha móng): đặt cốp pha theo lưới thép đã được gia công chuẩn bị từ trước.

Bước 5 (đổ bê tông móng): bê tông được đổ vào móng sau khi đã hoàn thiện công tác cốp pha cho móng đơn, lưu ý bê tông khi đổ phải được đầm nén để đảm bảo độ chắc chắn của bê tông.

Bước 6 (tháo cốp pha và bảo dưỡng theo quy trình).

Quy trình làm móng băng

Quy trình 4 bước làm móng băng
kỹ thuật thi công móng 

Bước 1 (đào móng): xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất dựa theo bản thiết kế có sẵn, đào móng theo trục công trình đã được xác định, dọn sạch khu vực móng vừa đào, đảm bảo cho khu vực móng trong điều kiện khô ráo nhất.

Bước 2 (gia công cốt thép): gia công cốt thép theo đúng kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế, lót bê tông hoặc gạch bên dưới để tạo khoảng cách với đất nền. Đặt bản lề lên trên gạch lót.

Bước 3 (đóng cốt pha): cốt pha sẽ được đặt theo lưới thép đã được định hình trước. Sau đó lắp đặt hệ thống ván khuôn để đổ bê tông.

Bước 4 (đổ bê tông và bảo dưỡng).

Quy trình làm móng bè

Quy trình 4 bước làm móng bè
kỹ thuật thi công móng 

Bước 1 (đào đất hố móng): hố móng được đào trên toàn bộ diện tích mà bản vẽ quy định để quá trình thi công được diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 2 (xây tường móng).

Bước 3 (đổ bê tông giằng): để đổ bê tông giằng đúng chuẩn thì liều lượng, thành phần và từng bước tiến hành cần đúng như bản vẽ móng bè. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông thì nên đổ khoảng 20 đến 30 cm trên một lớp.

Bước 4 (nghiệm thu và bảo dưỡng).

Quy trình làm móng cọc

Quy trình làm móng cọc
kỹ thuật thi công móng 

Bước 1 (thi công cọc bê tông cốt thép): tùy vào hồ sơ thiết kế mình sẽ chọn 1 trong các phương pháp thi công cọc sau đóng, ép, khoan nhồi,…

Bước 2 (gia công cốt thép đài cọc).

Bước 3 (lắp dựng cốp pha).

Bước 4 (đổ bê tông móng cọc).

xem thêm: Cấu tạo và cách lắp đặt bể phốt nhựa 500l

https://www.youtube.com/watch?v=xlaxTRm6o-o
Clip chi tiết giới thiệu 4 loại móng trong xây dựng & kỹ thuật thi công chi tiết từng loại

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật thi công móng nhà chuẩn trong xây dựng. Một nền móng vững chắc quyết định đến độ bền của ngôi nhà. Qua bài viết này, Aloxaydung hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến cho quý khách, cảm ơn quý khách đã quan tâm!