Cấu tạo chung của nhà ở gồm bao nhiêu phần?
Thảo Lương Home Trước khi thiết kế và xây dựng nhà, quý khách cần phải hiểu rõ về cấu tạo, đặc điểm của ngôi nhà cần xây. Chính vì thế, một câu hỏi chung được đặt ra đó chính là: “Cấu tạo chung của nhà ở gồm bao nhiêu phần”. Hãy cùng Thảo Lương Home tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhà ở được hiểu như thế nào?
Tại nước ta, khái niệm nhà ở được pháp luật quy định bao gồm:
- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Cấu tạo chung của nhà ở gồm bao nhiêu phần?
Ngôi nhà thường có cấu tạo gồm 3 phần chính: phần móng nhà, phần thân nhà, phần mái nhà.
Phần móng nhà
Móng nhà hay còn gọi là nền móng, là phần kết cấu kỹ thuật được xây dựng nằm dưới cùng của các công trình nhà ở. Phần móng này là nơi chịu toàn bộ trọng tải của công trình, là yếu tố chính quyết định đến sự vững chắc và an toàn của ngôi nhà.
Ngoài ra, móng nhà còn được ví như một các chân đế với các kích thước và hình dạng khác nhau phụ thuộc vào tính chất, độ cao của từng khu đất và tải lượng của công trình. Nếu công trình được xây dựng trên mảnh đất có đặc tính mềm và có độ cao nhất định thì phần móng sẽ có to ngang và có độ sâu để diện tích tiếp xúc với mặt đất nhiều hơn.
Móng nhà có nhiều loại khác nhau như móng đơn, móng bè và móng băng. Mỗi loại móng đều có những đặc điểm riêng. Tùy thuộc vào độ mềm của đất, độ cao và trọng tải của công trình để có thể đo lường và lựa chọn loại móng phù hợp.
Phần thân nhà
Phần thân nhà bao gồm các cột bê tông, các dầm, đà bê tông cốt thép và sàn bê tông. Thân nhà là hệ thống trung gian được làm từ bê tông có vai trò quan trọng trong việc trong việc chịu lực cho cả ngôi nhà. Phần thân sẽ nhận trọng lực từ mái, kết hợp với lực do nó tự phát sinh sau đó truyền xuống phần móng.
Quá trình thi công phần thân nhà hay còn được hiểu đúng nghĩa là công đoạn thi công bê tông cốt thép và thi công xây gạch theo đúng bản thiết kế. Các công việc chính trong khi xây phần thân là chuẩn bị thép, ghép cốp pha, đổ và dầm bê tông, sau khi bê tông kết dính tiến hành tháo cốp pha và xây tường.
Khi thi công cốt thép, dầm quý khách cần phải tuân thủ đúng theo bản vẽ kỹ thuật, đúng chuẩn loại và đúng kích thước. Đối với phần thép sàn thường sẽ có hai lớp hoặc là một lớp dưới và một lớp momen xung quanh sàn.
Phần mái nhà
Mái nhà là phần quan trọng có chức năng bảo vệ, che nắng che mưa và chịu lực cho cả ngôi nhà. Mái nhà có vị trí nằm ở trên cùng của mái nhà, được coi là bộ phận tiếp nối của tường nhà có cấu tạo như mặt sàn, chống thấm và cách nhiệt tốt.Một mái nhà đúng tiêu chuẩn yêu cầu phải đáp ứng được 2 yêu cầu đặc trưng đó chính là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực tốt.
Kết cấu chịu lực | Phần mái nhà không chỉ có thể chịu đựng được phần trọng tải tĩnh vốn có mà còn phải chịu được trọng tải động xuất phát từ các tác động bên ngoài như thời tiết. |
Kết cấu bao che | Đối với loại hình nhà ở điều đầu tiên buộc phải có đó chính là khả năng che nắng, cách nhiệt, chống thấm nước. Bảo vệ chắc chắn giúp ngôi nhà có thể tránh được các tác động xấu đột xuất của thiên nhiên. |
Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng khi xây nhà
Vật liệu xây dựng phần thô bao gồm: Xi măng, sắt thép, đá cát, gạch, vật tư điện, vật tư nước và chất chống thấm…
Để có thể chọn được nguồn vật liệu chất lượng thì quý khách nên lựa chọn những sản phẩm này qua logo, ký hiệu, thương hiệu và màu sắc…
Đối với các quý khách nên lựa chọn các loại cát có hạt to và sạch, đá nên ưu tiên loại đá xanh, hạt tròn đều.
tìm hiểu thêm: Top 10 mẫu phòng khách nhà ống 5m hiện đại
Mong rằng qua bài viết trên, với những thông tin hữu ích quý vị có thể hiểu rõ hơn về Cấu tạo chung của nhà ở gồm bao nhiêu phần để có thể dễ dàng thiết kế và thi công ngôi nhà của mình.