Bể tự hoại 2 ngăn – Nguyên lý hoạt động

Bể tự hoại 2 ngăn – Nguyên lý hoạt động

Thảo Lương Home Bể tự hoại 2 ngăn là một trong những loại bể được nhiều gia đình sử dụng trong thời gian gần đây. Đây là nơi chứa chất thải, thực hiện hai chức năng chính là lắng nước thải và lên men cặn lắng. Bài viết sau đây của Alo xây dựng sẽ chia sẻ đến quý vị cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách thi công đúng của loại bể này.

Cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn được thiết kế như thế nào?

Bể phốt tự hoại 2 ngăn được đánh giá cao trong thời gian gần đây
Bể tự hoại 2 ngăn được đánh giá cao trong thời gian gần đây

Mỗi gia đình có thể tùy chọn kích thước cho bể phốt nhà mình. Tuy nhiên, gia chủ nên dựa vào mức độ sử dụng và số người sử dụng trong gia đình để lựa chọn bể có chiều dài, rộng, cao và dung tích bể phù hợp.

Bể tự hoại 2 ngăn thường sẽ được chia thành 2 ngăn gồm:

Ngăn chứa Chiếm 2/3 diện tích bể
Ngăn lắng Chiếm 1/3 diện tích bể
Bể tự hoại có 2 ngăn bao gồm ngăn chứa và ngăn lắng

Cũng có một vài trường hợp, 2 ngăn này sẽ có tỷ lệ ngang nhau nhưng cũng rất ít người áp dụng.

Ưu và nhược điểm của bể tự hoại 2 ngăn

Các sản phẩm bể phốt 2 ngăn hiện nay thường được xây dựng bằng gạch, bê tông với các kích thước tiêu chuẩn. Một số ưu và nhược điểm của loại bể tự hoại này.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Kết cấu bể tự hoại 2 ngăn khá đơn giản nên rất dễ xây dựng
  • Chi phí làm bể tự hoại không quá cao
  • Khả năng giữ lại cặn bẩn của bể tương đối tốt
  • Nếu thi công không đúng sẽ khiến cho bể bị rò rỉ chất thải, lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất đai và tính bền vững của ngôi nhà.
  • Bể phốt 2 ngăn không có ngăn lọc nên khả năng làm sạch nước thải không hoàn toàn (chỉ khoảng 50 – 70%). Nước thải ra khỏi bể vẫn còn chứa cặn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
  • Nếu thi công bể phốt bê tông thường mất nhiều thời gian thực hiện trong khi thời gian sử dụng lại thấp.
    Khả năng chống thấm, chống rò rỉ thấp.
  • Bể ở ngăn 1 rất nhiều nước, nên những chất thải sẽ được đưa xuống nhưng chưa trải qua quá trình phân hủy.
Ưu và nhược điểm của bể tự hoại 2 ngăn

2 loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay

#1 Bể phốt tự hoại bằng bê tông đúc sẵn

Bể phốt bằng bê tông đúc sẵn
Bể tự hoại 2 ngăn bằng bê tông đúc sẵn

Thay vì đào hầm như trước đây, các hộ gia đình chuyển sang sử dụng bể phốt bê tông đúc sẵn. Bể này có hai kiểu là hình tròn và hình chữ nhật. Tùy thuộc vào loại hình công trình, diện tích cho phép lắp đặt mà gia chủ có thể chọn kiểu dáng bể phù hợp nhất.

Những ưu điểm của bể phốt bê tông:

  • Tốc độ thi công nhanh giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa
  • Tiện lợi khi di chuyển
  • Có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thành công trình

#2 Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite

Bể phốt bằng nhựa tiện lợi
Bể tự hoại 2 ngăn bằng nhựa composite

Loại bể này đang được ứng dụng nhiều trong thực tế vì sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho người dùng. Kiểu bể được làm từ nguyên liệu nhựa composite có độ bền cao, khả năng chịu lực cực tốt và đặc biệt là không bị oxi hóa.

Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite có thiết kế giống như bồn nước với kích thước đa dạng. Mức giá bể phốt composite giao động từ 2 triệu – 7 triệu. Đây chính là sản phẩm giúp tối ưu được thời gian, nhân công, chi phí đáng kể.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 2 ngăn

Gia chủ cần chú ý đến nguyên tắc hoạt động của bể
Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại 2 ngăn

Ban đầu chất thải sẽ được xả xuống ngăn chứa trong bể phốt. Tại đây, các vi khuẩn kỵ khí rồi lên men và tự chuyển hóa thành bùn cặn lắng xuống đáy bể sẽ phân hủy các chất thải. Phần nước chứa hợp chất lơ lửng ở phía trên sẽ chảy sang ngăn bể lắng theo đường ống.

Tại ngăn lắng, các chất cặn bã còn lại sẽ tiếp tục lắng xuống. Phần nước còn lại sẽ chảy ra ngoài theo đường của hệ thống thải. Lúc này nước thải đã trong hơn, không còn nặng mùi như trước nữa. Khi đó, gia chủ có thể dùng nước để tưới hoa màu hoặc thải cùng hệ thống nước thải chung.

Cách thi công bể phốt 2 ngăn đúng chuẩn

Thi công bể đúng cách để sử dụng hiệu quả và lâu dài
Thi công bể đúng cách để đảm bảo được công năng sử dụng của bể
  • Bước 1: Tạo hố theo kích cỡ phù hợp với bể
  • Bước 2: Tạo khung tường chắc chắn, sau đó ngăn bể thành 2 ngăn. Ngăn đầu chiếm 2/3 diện tích bể, ngăn còn lại chiếm 1/3 diện tích bể.
  • Bước 3: Lắp đặt các loại ống cho phù hợp với bể

Các bước thi công:

  • Đặt ống thải gần tấm đan, che đi phần nắp bể để ống có độ dốc và tích được nhiều chất thải hơn. Các điểm nối giữa ống phải thẳng, không uốn khúc để đảm bảo chất thải trôi xuống nhanh, hạn chế gây tắc bồn cầu.
  • Lỗ ống có kích thước 20x20cm, ống thông có đường kính 10cm. Độ dài ống bằng 1/3 chiều cao bể chứa, cao 55cm so với ngăn lọc và ngăn chứa.
  • Gia chủ cần đặt ống cách bể 20cm, đường kính tối thiểu 11cm để hạn chế tắc nước thải do áp lực thải nhanh. Còn đối với ống thoát khí biogas, gia chủ cần đặt ống sao cho tiếp xúc tốt nhất với khí bên ngoài.
  • Đặt ống thông khí trước khi lắp ống thoát để bể vận hành tốt nhất. Sau cùng, kiểm tra lại cái đường ống rồi san bằng mặt phẳng.

Những lưu ý khi sử dụng bể tự hoại 2 ngăn

Khi thi công và sử dụng bể 2 ngăn cần kỹ càng, cẩn thận
Thi công và sử dụng bể cần kỹ càng và cẩn thận
  • Trong kỹ thuật thi công, bể phốt 2 ngăn kém hơn so với bể tự hoại 3 ngăn. Tuy nhiên, thời gian phân hủy chất thải của bể phốt 3 ngăn sẽ có phần lâu hơn so với bể phốt 2 ngăn.
  • Khi thi công gia chủ cần chú ý độ ẩm đất, không nén quá chặt để tránh hư hại bên dưới. Ngoài ra, gia chủ nên sử dụng xi măng chuyên dụng cho hầm bể phốt. Theo dõi tình trạng đông của bê tông thường xuyên để tránh khô quá nhanh, nứt vỡ và gây rò rỉ nước thải.
  • Gia chủ nên dùng nguyên liệu như gạch men, đá dăm hoặc đổ bê tông làm tường bao.

Như vậy, bài viết trên của Alo xây dựng đã cung cấp những thông tin cần thiết về bể tự hoại 2 ngăn. Hy vọng với những thông tin trên quý vị sẽ lựa chọn và sử dụng đúng cách bế phốt phù hợp cho gia đình mình.